Kỹ thuật nuôi tôm trong nhà lưới

Nuôi tôm trong nhà lưới trong năm 2013 là một hướng đi thắng lợi của nuôi trồng thùy sản trong nhà kính, nhà lưới; chúng tôi xin trình bày kỹ thuật nuôi tôm trong nhà lưới

Ngày đăng: 21-01-2014

9,974 lượt xem

Sự cần thiết của phát triển kỹ thuật nuôi tôm trong nhà lưới:

Ô nhiễm đất nguồn đất: Tong hành trình phát triển của loài người, sữ để lại ô nhiễm môi trường ngày càng thấy rõ; nhất là khâu xử lý nước thải của các khu công nghiệp luôn là đề tài muôn thuở khó bàn; chi phí xử lý cao làm cho một số lén lúc xả thải; các cơ sở tiểu thủ công nghiệp nhỏ cũng không là ngoại lệ; Biển khơi dù bao la cũng không phải đủ rộng để dung chứa hành động vô ý thức của con người.

Sự cần thiết phát triển kỹ thuật nuôi tôm trong nhà lưới

Đất đã và nước đồng hành cùng bị ô nhiễm:

Ô nhiễm từ trong cánh đồng: Những cánh đồng ở đồng bằng ven biển luôn sản xuất tấp nập. Trong quy trình sản xuất đó; dư lượng thuốc đã mất kiểm soát do chưa có thói quen thực hành sản xuất sạch và....điều gì đến cũng sẽ đến...dư lượng nằm ở phía lớp dưới đất cho dù phía trên được phủ một màu xanh; và rồi...nguồn nước cũng đổ dần ra biển.. và có len lỏi vào những đáy nuôi tôm. những bệnh lạ ở tôm xuất hiện. năm 2013 là sự tối tăm của ngành nuôi tôm các nước lân cận trong đó có TQ, TL. và đó đã là cơ hội của chúng ta khi sử dụng kỹ thuật nuôi tôm trong nhà lưới.

Ô nhiễm từ những dòng chảy: Phía đầu nguồn nước bị ô nhiễm làm cho phần hạ lưu cũng bị ô nhiễm theo. 

Hình minh họa ô nhiễm từ xưởng mà kiẽm theo báo hà nội mới

Kỹ thuật nuôi tôm trong nhà lưới:

Để ngăn ngừa sự nhiễm độc của đất vào ao nuôi tôm; kỹ thuật nhà lưới dùng bạt lót nuôi tôm đáp ứng được trong việc ngăn cản tác động tiêu cực từ ô nhiễm môi trường.

 

Phim kỹ thuật nuôi tôm thẻ chân trắng

Kỹ thuật nuôi tôm trong nhà lưới giúp ngăn được đáng kể các vi khuẩn phát tán theo không khí xâm nhập vào ao nuôi tôm cũng như điều chỉnh được nhiệt độ cần thiết. Những điểm lưu ý chính chính bao gồm:

  1. Kỹ thuật đào ao nuôi tôm trong nhà lưới: Ao nuôi tôm được đào ân xuống lòng đất khoảng từ 1,7m-22m; Vị trí ao nuôi nếu có nước luân chuyển ra vào thường xuyên càng tốt hoặc dùng máy để bơm định kỳ luân chuyển một phần nước. Độ dốc khi đào ao đảm bảo xiên khoảng 60 độ trở lên. Đáy ao có hướng dốc về một bên để tiện thu hoạch; Có thể căn cứ vào độ rộng để thiết kế những luống xiên hỗ trợ dọn bùn và chất bẩn cũng như thu hoạch tôm.
  2. Khi đào ao, cần có ý đồ phân chia giữa ao giống và ao nuôi  lớn: Nhằm tiết kiệm thời gian cũng như điều khiển nhiệt độ thích hợp theo yêu cầu từng tháng tuổi.
  3. Kỹ thuật phơi đáy ao nuôi tôm trong nhà lưới: Trước khi trải bạc cần phải phơi ao nhằm tránh sự "nổi đáy " của ao nuôi tôm. Trong trường hợp không khắc phục được phải dùng tới phương pháp phân rãnh thả ống thu gôm nước đáy ao trước và trong khi thao tác lót bạc cho ao nuôi tôm.
  4. Trải bạc ngăn ô nhiễm nguồn nước: Chọn loại bạc tốt hay rẻ tùy thuộc vào túi tiền của nhà đầu tư; nên chọn loại bạt 3 lớp màu den-xanh, chịu lực kéo tốt sẽ an toàn hơn trong quá trình canh tác. Ghép bạt phải đúng kỹ thuật bao gồm: may gập, dán keo hoặc kid nhựa; lưu ý, kỹ thuật kid nhựa an toàn khi sử dụng loại bạt dày.
  5. Kỹ thuật cân bằng nhiệt độ trong nhà lưới nuôi tôm: Thông thường, khi nhiệt độ trên mặt nóng thì dưới lòng đất lại lạnh và ngược lại do vậy phương pháp đào ao âm xuống 1,7-2m đã giúp tạo được sự cân bằng nhiệt độ trên và dưới mặt đất, tạo sự ổn định cần thiết so với hồ nổi 100%.
  6. Lắp đặt hệ thống nhà lưới có setting màng phủ: Với nhiệt nắng nóng như TP.HCM, Hệ thống setting màng phủ dùng mái lưới có độ cắt nắng vùa phải nhằm góp phần chống nóng cho ao nuôi; Ngoài ra cũng giúp loại bỏ những loại chim, cò có thể làm tổn hao nhiều đến số lượng của tôm.
  7. Lắp đặt hệ thống sục khí: Hệ thống sục khí trong nhà lưới nuôi tôm cũng có kỹ thuật giống như  hệ thống sục khí các ao nuôi tôm khác;  mục đích làm tăng lượng ô xy trong không khí khi mật độ nuôi tôm ngày càng cao

Phim minh họa hệ thống kỹ thuật sục khí dùng trong nuôi tôm

 

Hình minh họa sự bội thu nhờ kỹ thuật nuôi tôm trong nhà lưới

Luu ý mật độ nuôi: Mật độ nuôi tôm phụ thuộc vào khả năng kỹ thuật; với kỹ thuật bình thường thì có thể 100-150-200/m2; tuy nhiên nếu ao sâu hơn có thể tăng lên 250 hoặc 300 với điều kiện kỹ thuật sục nước, sục khí hoàn hảo, nước ra vào thường xuyên, chống dịch bệnh tốt.

BẤM VÀO ĐÂY ĐỂ BIẾT VỀ GIÁ THIẾT KẾ, THI CÔNG NHÀ LƯỚI NHÀ KÍNH

Bình luận (0)

Gửi bình luận của bạn

Captcha